Việc thiết kế pantry trong văn phòng được các doanh nghiệp tính toán sao cho vừa đáp ứng tính thẩm mỹ, không làm phá hỏng vẻ đẹp kiến trúc tổng thể, vừa đáp ứng nhu cầu của người nhân viên khi nghỉ ngơi tại đây.
Pantry đứng, tại sao không?
Không phải cứ lúc nào thiết kế pantry, chúng ta lại phải dành khoảng không gian cho ghế và khu vực để ngồi. Khu vực pantry đứng sẽ kích thích việc đi lại và giao lưu giữa những người nhân viên với nhau.
Từ đó, mối quan hệ và sự gắn kết giữa con người với con người trong văn phòng sẽ trở nên khăng khít và bền chặt hơn.
Pantry theo phong cách tối giản
Phong cách tối giản thường đi kèm với sự hiện đại. Việc thiết kế pantry theo trường phái kiến trúc đơn giản là một cách làm hay để khu vực này không đi lệch với phong cách tổng thể của cả văn phòng, vốn thường đặt sự hiện đại, đơn giản và thanh lịch làm tiêu chí số 1.
Ngoài ra, sự tối giản trong thiết kế cũng giúp pantry không chiếm lấy quá nhiều diện tích, rất phù hợp với các văn phòng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Tận dụng các góc để đựng đồ đạc
Góc bàn, tủ luôn là “góc chết” với bất kỳ không gian bếp nào. Tuy nhiên, với một không gian mà mỗi “m2 đều quý như vàng” như văn phòng, thì góc bàn là nơi bạn cần phải tận dụng để đựng đồ đạc. Nơi đây, bạn dễ dàng có thể đựng những hũ, chai nhỏ như hũ đường, hũ cafe, chén, đĩa…
Pantry trở nên sáng tạo với các loại cửa
Thông thường, chúng ta bỏ qua việc sử dụng các loại cửa khi thiết kế pantry vì cảm thấy thật không cần thiết với sự hiện diện của chúng. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi áp dụng những cánh cửa khi thiết kế pantry.
Chúng khiến cho không gian chung này của mọi người trở nên “giống nhà” hơn, nơi mọi người thường đựng đồ ăn và bát đĩa bên trong những cánh cửa tủ.
Tuy vậy, bạn lưu ý sử dụng cửa trượt thay vì cửa truyền thống. Việc tạo không gian để mở cánh cửa đôi khi cũng làm diện tích văn phòng của bạn trở nên chật chội và bó hẹp hơn. Pantry đứng còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng không gian quý giá cho những mục đích sử dụng khác